Bưởi là loại trái cây đa dạng ở Việt Nam, ngon và bổ dưỡng mà lại an toàn. Hiện nay nước ta có rất nhiều giống bưởi không chỉ nổi tiếng về sự thơm ngon mà còn mang lại dinh dưỡng cho người dùng. Dưới đây là những giống bưởi ngon nổi tiếng ở Việt Nam.
Người đầu tiên trồng giống bưởi da xanh tại Bến Tre là ông Trần Văn Luông (Sáu Luông), sinh năm 1905, mất năm 1979 ở ấp Thanh Sơn II, xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Ông Sáu Luông làm nghề lái xe ống lô thời Pháp. Khoảng năm 1940 ông Sáu Luông đi dự đám giỗ, ăn được giống bưởi ngon nên đem 3 hột về trồng.
Đây là đặc sản của xứ dừa Bến Tre, trồng nhiều ở xã Mỹ Thanh An (thị xã Bến Tre), xã Tân Phú Tây (huyện Mỏ Cày). Bưởi da xanh ra trái quanh năm. Về chất lượng, bưởi này có đặc điểm khác với hai giống bưởi Năm Roi và Tần Triều là khi chín da vẫn xanh, tép bưởi có mầu hồng, dễ bóc, ráo nước, không có hạt, vị ngọt thanh. Hiện nay giống bưởi da xanh rất được ưa chuộng. Bưởi da xanh đã đạt giải nhất tại cuộc thi trái ngon do Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam tổ chức.
Được trồng khá tập trung ở huyện Bình Minh (Vĩnh Long) và khá nhiều ở các tỉnh Cần Thơ (cũ), Tiền Giang, Bến Tre … Vùng chuyên canh bưởi Năm Roi ở cồn Tân Lập, xã Phú Hữu (Thốt Nốt Cần Thơ), ấp Thuận Tân, xã Thuận An (Bình Minh Vĩnh Long) lên đến 2400 ha. Trong quá trình chọn lọc, Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam đã tuyển chọn được một số cá thể bưởi Năm Roi tốt, có các đặc điểm như : Dạng trái hình quả lê đẹp, vỏ vàng khi chín, con tép tróc khỏi vách múi và bó chặt nhau, nước quả khá, hương vị thơm ngon, không the đắng và đặc biệt là không hạt.
Bưởi Năm Roi phát triển rất tốt ở vùng đất thịt hoặc đất thịt pha đất sét. Hiện nay, bưởi Năm Roi đã xuất sang thị trường Đông Âu. Doanh nghiệp chế biến rau quả xuất khẩu Hoàng Gia (thị trấn Cái Vồn huyện Bình Minh Vĩnh Long) đăng ký thương hiệu cho bưởi Năm Roi. Bình quân mỗi ngày, doanh nghiệp thu mua từ 310 tấn rồi phân loại để xuất khẩu.
Sau hai giống bưởi Năm Roi và bưởi da xanh, hiện nay nông dân Đồng bằng Sông Cửu Long đang trồng đại trà giống Bưởi Long Cổ Cò. Giống bưởi này có xuất xứ từ huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Đây là giống bưởi cho quả có bề mặt vỏ phủ một lớp lông mịn, múi tép mọng nước và rất ngọt. Trọng lượng quả lừ 1,52 kg. Ưu điểm của Bưởi Long Cổ Cò là quả sai, rải vụ quanh năm nên dễ chuyên canh, năng suất từ 2030 tấn/ha. Trung bình mỗi gốc cây sống 57 năm tuổi, có thể đạt tối đa 250300 quả/năm.
Bưởi đường lá cam được trồng tại huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai và hiện nay giống này được nhân rộng và trồng khá phổ biến tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương…
Bưởi đường Hương Sơn, còn gọi là bưởi Tàu, được trồng ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), người dân bản địa đã xếp bưởi đường lên vị trí cao nhất về độ ngon ngọt so với các giống bưởi hiện có ở Hương Sơn được người tiêu dùng ưa chuộng Sau 2 năm triển khai Dự án" bảo tồn quĩ gen và phát triển cây bưởi đường đặc sản", toàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã trồng mới 4.000 cây và tiếp tục trồng 20.000 cây, đưa cây bưởi đường trở thành cây ăn quả có diện tích qui mô lớn. Bưởi đường Hương Sơn quả to, vị ngọt đậm, múi mọng nước, nhiều Vitamin C, không có hậu chua, không the, không đắng, mùi hương dễ chịu và nhất là ít xơ. Nhờ những đặc tính nổi trội này, người dân bản địa đã xếp bưởi đường lên vị trí cao nhất về độ ngon ngọt so với các giống bưởi hiện có ở Hương Sơn được người tiêu dùng ưa chuộng. Đây được đánh giá là giống bưởi ngon, có giá trị và chất lượng không thua kém nhiều so với bưởi Phúc Trạch. Bưởi đường lại chỉ có phẩm chất tốt khi được trồng ở Hương Sơn, khi đưa ra trồng ở các huyện khác bưởi không còn giữ được hương vị vốn có.
Từ lâu đã nổi tiếng vùng Nam bộ, có xuất xứ từ xã Tân Triều nằm ven sông Đồng Nai thuộc tỉnh Biên Hòa trước đây, nay là xã Tân Bình thuộc huyện Vĩnh Cửu với các giống bưởi đường lá cam, bưởi đường da láng, bưởi ổi, bưởi thanh trà luôn được người tiêu dùng ưa chuộng và nhiều năm liền được xếp hạng đầu bảng trong các Hội thi trái cây ngon do Trung tâm cây ăn quả vùng Đông Nam bộ bình chọn. Từ khi thương hiệu “Bưởi Biên Hoà – đặc sản Tân Triều” được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận vào cuối năm 2006, sản phẩm bưởi Tân Triều đã được khách hàng trong và ngoài nước đến tham quan và mua sản phẩm khá đông, là cơ hội thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo thế cạnh tranh, đồng thời đảm bảo lợi ích cho người trồng và kinh doanh bưởi.
Ở làng Quế Dương, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, Hà Nội có một giống bưởi quý mà cứ vào mỗi dịp Tết Nguyên đán người dân quanh vùng lại cố tìm mua cho được vài ba quả để về đặt lên bàn thờ. Theo các cụ cao tuổi trong làng kể lại, giống bưởi đường này do cụ Thảo ở xóm Tháp Thượng lưu giữ và nhân giống từ một cây bưởi hạt đã trên 90 năm nay.
Bưởi Quế Dương có bộ lá to, xanh đậm che cho quả ít bị sém nắng và đặc biệt có hệ thân cành phát triển mạnh, gấp đôi so với giống bưởi Diễn phổ biến quanh vành đai Hà Nội hiện nay, nên có thể trồng để vừa lấy quả vừa làm bóng mát. Quả có dáng tròn hơi dẹt, cùi mỏng, lúc chín có màu vàng mịn rất đẹp, rất thơm. Quả khá to, trung bình từ 1,21,5 kg, cũng có quả nặng tới 5 kg. Múi bưởi đều, dài trung bình 910 cm, dày từ 34 cm. Tôm bưởi lúc mới thu hoạch tương đối ráo và mọng nước, nhưng khi để lâu hơi bị nhão. Bưởi Quế Dương có vị ngọt vừa phải (1112 độ đường) không sắc như bưởi Diễn, tuy vậy ăn nhiều mà không thấy chán.
Một giống bưởi quý của Đoan Hùng. Là một giống bưởi nổi tiếng không chỉ ở Phú Thọ, mà còn được biết đến ở nhiều nơi khác. Giống bưởi này mang tên huyện Đoan Hùng, huyện cực bắc của tỉnh Phú Thọ. Bưởi Đoan Hùng có quả hình cầu dẹt, chín màu vàng sáng, cùi mỏng, múi ráo, tôm mọng nước, màu trắng ngà, ăn ngọt mát, mùi thơm đặc trưng. Giống bưởi nối tiếng này đã được bảo hộ tên gọi xuất xứ và được Nhà nước bảo hộ vô thời hạn tại quyết định số 73/QĐSHTT.
Bưởi Phúc Trạch là giống bưởi đặc sản của huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh. Phúc Trạch là tên làng nơi được cho là tạo ra thứ bưởi này ngon nhất. Bưởi Phúc Trạch có hình cầu tròn, bề dài và bề rộng gần bằng nhau, cuống quả không lồi, đế quả hơi lõm, vỏ không trơn không ráp, màu sắc vỏ quả xanh vàng, màu sắc thịt quả màu hồng nhạt hoặc màu trắng trong, khối lượng quả đạt từ 11,5 kg, số múi 1416 múi/quả, tỉ lệ ăn được từ 48,154,1, số hạt bình quân trong quả 5070 hạt/quả, độ BRIX (%) từ 1012,8%, có mùi thơm nhẹ tự nhiên hơi đặc trưng, có vị ngọt hơi thanh chua, ngọt hậu.
Năm 2004, Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chính thức cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm bưởi Phúc Trạch. Hiện nay bưởi Phúc Trạch được trồng tập trung chủ yếu ở 4 xã Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đô, Lộc Yên (đều ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh). Có 10 xã phụ cận cũng trồng loại bưởi này. Tuy nhiên, theo các nhà quản lý địa phương, trồng ngon nhất vẫn là một làng tại xã Phúc Trạch. Tổng diện tích trồng bưởi Phúc Trạch tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay là khoảng 1.500 ha.
Bưởi chùm hay Bưởi đắng là một giống cây lai giữa Bưởi và Cam chua có tên khoa học là Citrus paradisi Macfad, được nhập nội từ Thái Lan. Cây bưởi chùm được phân biệt với các giống bưởi thường bởi các nhánh non nhẵn, quả nhỏ hơn (thường 1014cm) và nhóm thành từng chùm, với vỏ mỏng hơn (57mm), múi không lóc, và cơm nhiều hơn, nhưng chua và đắng.
1. Bưởi da xanh
Người đầu tiên trồng giống bưởi da xanh tại Bến Tre là ông Trần Văn Luông (Sáu Luông), sinh năm 1905, mất năm 1979 ở ấp Thanh Sơn II, xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Ông Sáu Luông làm nghề lái xe ống lô thời Pháp. Khoảng năm 1940 ông Sáu Luông đi dự đám giỗ, ăn được giống bưởi ngon nên đem 3 hột về trồng.
Đây là đặc sản của xứ dừa Bến Tre, trồng nhiều ở xã Mỹ Thanh An (thị xã Bến Tre), xã Tân Phú Tây (huyện Mỏ Cày). Bưởi da xanh ra trái quanh năm. Về chất lượng, bưởi này có đặc điểm khác với hai giống bưởi Năm Roi và Tần Triều là khi chín da vẫn xanh, tép bưởi có mầu hồng, dễ bóc, ráo nước, không có hạt, vị ngọt thanh. Hiện nay giống bưởi da xanh rất được ưa chuộng. Bưởi da xanh đã đạt giải nhất tại cuộc thi trái ngon do Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam tổ chức.
2. Bưởi năm roi
Được trồng khá tập trung ở huyện Bình Minh (Vĩnh Long) và khá nhiều ở các tỉnh Cần Thơ (cũ), Tiền Giang, Bến Tre … Vùng chuyên canh bưởi Năm Roi ở cồn Tân Lập, xã Phú Hữu (Thốt Nốt Cần Thơ), ấp Thuận Tân, xã Thuận An (Bình Minh Vĩnh Long) lên đến 2400 ha. Trong quá trình chọn lọc, Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam đã tuyển chọn được một số cá thể bưởi Năm Roi tốt, có các đặc điểm như : Dạng trái hình quả lê đẹp, vỏ vàng khi chín, con tép tróc khỏi vách múi và bó chặt nhau, nước quả khá, hương vị thơm ngon, không the đắng và đặc biệt là không hạt.
Bưởi Năm Roi phát triển rất tốt ở vùng đất thịt hoặc đất thịt pha đất sét. Hiện nay, bưởi Năm Roi đã xuất sang thị trường Đông Âu. Doanh nghiệp chế biến rau quả xuất khẩu Hoàng Gia (thị trấn Cái Vồn huyện Bình Minh Vĩnh Long) đăng ký thương hiệu cho bưởi Năm Roi. Bình quân mỗi ngày, doanh nghiệp thu mua từ 310 tấn rồi phân loại để xuất khẩu.
3. Bưởi lông cổ cò
Sau hai giống bưởi Năm Roi và bưởi da xanh, hiện nay nông dân Đồng bằng Sông Cửu Long đang trồng đại trà giống Bưởi Long Cổ Cò. Giống bưởi này có xuất xứ từ huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Đây là giống bưởi cho quả có bề mặt vỏ phủ một lớp lông mịn, múi tép mọng nước và rất ngọt. Trọng lượng quả lừ 1,52 kg. Ưu điểm của Bưởi Long Cổ Cò là quả sai, rải vụ quanh năm nên dễ chuyên canh, năng suất từ 2030 tấn/ha. Trung bình mỗi gốc cây sống 57 năm tuổi, có thể đạt tối đa 250300 quả/năm.
4. Bưởi đường lá cam
Bưởi đường lá cam được trồng tại huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai và hiện nay giống này được nhân rộng và trồng khá phổ biến tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương…
5. Bưởi đường Hương Sơn - Đặc sản Hà Tĩnh
Bưởi đường Hương Sơn, còn gọi là bưởi Tàu, được trồng ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), người dân bản địa đã xếp bưởi đường lên vị trí cao nhất về độ ngon ngọt so với các giống bưởi hiện có ở Hương Sơn được người tiêu dùng ưa chuộng Sau 2 năm triển khai Dự án" bảo tồn quĩ gen và phát triển cây bưởi đường đặc sản", toàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã trồng mới 4.000 cây và tiếp tục trồng 20.000 cây, đưa cây bưởi đường trở thành cây ăn quả có diện tích qui mô lớn. Bưởi đường Hương Sơn quả to, vị ngọt đậm, múi mọng nước, nhiều Vitamin C, không có hậu chua, không the, không đắng, mùi hương dễ chịu và nhất là ít xơ. Nhờ những đặc tính nổi trội này, người dân bản địa đã xếp bưởi đường lên vị trí cao nhất về độ ngon ngọt so với các giống bưởi hiện có ở Hương Sơn được người tiêu dùng ưa chuộng. Đây được đánh giá là giống bưởi ngon, có giá trị và chất lượng không thua kém nhiều so với bưởi Phúc Trạch. Bưởi đường lại chỉ có phẩm chất tốt khi được trồng ở Hương Sơn, khi đưa ra trồng ở các huyện khác bưởi không còn giữ được hương vị vốn có.
6. Bưởi Biên Hòa – Đặc sản Tân Triều
Từ lâu đã nổi tiếng vùng Nam bộ, có xuất xứ từ xã Tân Triều nằm ven sông Đồng Nai thuộc tỉnh Biên Hòa trước đây, nay là xã Tân Bình thuộc huyện Vĩnh Cửu với các giống bưởi đường lá cam, bưởi đường da láng, bưởi ổi, bưởi thanh trà luôn được người tiêu dùng ưa chuộng và nhiều năm liền được xếp hạng đầu bảng trong các Hội thi trái cây ngon do Trung tâm cây ăn quả vùng Đông Nam bộ bình chọn. Từ khi thương hiệu “Bưởi Biên Hoà – đặc sản Tân Triều” được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận vào cuối năm 2006, sản phẩm bưởi Tân Triều đã được khách hàng trong và ngoài nước đến tham quan và mua sản phẩm khá đông, là cơ hội thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo thế cạnh tranh, đồng thời đảm bảo lợi ích cho người trồng và kinh doanh bưởi.
7. Bưởi quý Quế Dương
Ở làng Quế Dương, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, Hà Nội có một giống bưởi quý mà cứ vào mỗi dịp Tết Nguyên đán người dân quanh vùng lại cố tìm mua cho được vài ba quả để về đặt lên bàn thờ. Theo các cụ cao tuổi trong làng kể lại, giống bưởi đường này do cụ Thảo ở xóm Tháp Thượng lưu giữ và nhân giống từ một cây bưởi hạt đã trên 90 năm nay.
Bưởi Quế Dương có bộ lá to, xanh đậm che cho quả ít bị sém nắng và đặc biệt có hệ thân cành phát triển mạnh, gấp đôi so với giống bưởi Diễn phổ biến quanh vành đai Hà Nội hiện nay, nên có thể trồng để vừa lấy quả vừa làm bóng mát. Quả có dáng tròn hơi dẹt, cùi mỏng, lúc chín có màu vàng mịn rất đẹp, rất thơm. Quả khá to, trung bình từ 1,21,5 kg, cũng có quả nặng tới 5 kg. Múi bưởi đều, dài trung bình 910 cm, dày từ 34 cm. Tôm bưởi lúc mới thu hoạch tương đối ráo và mọng nước, nhưng khi để lâu hơi bị nhão. Bưởi Quế Dương có vị ngọt vừa phải (1112 độ đường) không sắc như bưởi Diễn, tuy vậy ăn nhiều mà không thấy chán.
8. Bưởi Lã Thiên Hương (Bưởi Đoan Hùng)
Một giống bưởi quý của Đoan Hùng. Là một giống bưởi nổi tiếng không chỉ ở Phú Thọ, mà còn được biết đến ở nhiều nơi khác. Giống bưởi này mang tên huyện Đoan Hùng, huyện cực bắc của tỉnh Phú Thọ. Bưởi Đoan Hùng có quả hình cầu dẹt, chín màu vàng sáng, cùi mỏng, múi ráo, tôm mọng nước, màu trắng ngà, ăn ngọt mát, mùi thơm đặc trưng. Giống bưởi nối tiếng này đã được bảo hộ tên gọi xuất xứ và được Nhà nước bảo hộ vô thời hạn tại quyết định số 73/QĐSHTT.
9. Bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh)
Bưởi Phúc Trạch là giống bưởi đặc sản của huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh. Phúc Trạch là tên làng nơi được cho là tạo ra thứ bưởi này ngon nhất. Bưởi Phúc Trạch có hình cầu tròn, bề dài và bề rộng gần bằng nhau, cuống quả không lồi, đế quả hơi lõm, vỏ không trơn không ráp, màu sắc vỏ quả xanh vàng, màu sắc thịt quả màu hồng nhạt hoặc màu trắng trong, khối lượng quả đạt từ 11,5 kg, số múi 1416 múi/quả, tỉ lệ ăn được từ 48,154,1, số hạt bình quân trong quả 5070 hạt/quả, độ BRIX (%) từ 1012,8%, có mùi thơm nhẹ tự nhiên hơi đặc trưng, có vị ngọt hơi thanh chua, ngọt hậu.
Năm 2004, Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chính thức cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm bưởi Phúc Trạch. Hiện nay bưởi Phúc Trạch được trồng tập trung chủ yếu ở 4 xã Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đô, Lộc Yên (đều ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh). Có 10 xã phụ cận cũng trồng loại bưởi này. Tuy nhiên, theo các nhà quản lý địa phương, trồng ngon nhất vẫn là một làng tại xã Phúc Trạch. Tổng diện tích trồng bưởi Phúc Trạch tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay là khoảng 1.500 ha.
10. Bưởi Chùm
Bưởi chùm hay Bưởi đắng là một giống cây lai giữa Bưởi và Cam chua có tên khoa học là Citrus paradisi Macfad, được nhập nội từ Thái Lan. Cây bưởi chùm được phân biệt với các giống bưởi thường bởi các nhánh non nhẵn, quả nhỏ hơn (thường 1014cm) và nhóm thành từng chùm, với vỏ mỏng hơn (57mm), múi không lóc, và cơm nhiều hơn, nhưng chua và đắng.
Hiện bưởi chùm đang được trồng nhiều ở Cái Bè, Tiền Giang. Đây là loại bưởi không có giá trị để ăn quả trực tiếp, nhiều nước trồng để làm nguồn nguyên liệu để chiết xuất vitamin C và B1; vỏ giầu pectin, naringin. Dầu từ vỏ chứa limonen, sesquiterpen, aldehyl; geraniol, cadinen, citral. Ăn nhiều bưởi chùm (khoảng ¼ quả mỗi ngày) có thể gia tăng tỷ lệ bệnh ung thư vú khoảng 30% ở những phụ nữ ở tuổi mản kinh do trong quả bưởi chùm có chất gây ức chế enzym CYP3A4, sẽ làm tăng lượng estrogen trong huyết tương người ăn bưởi.
Ở Việt Nam chủ yếu được trồng làm cảnh do có nhiều quả, dạng quả đẹp. Đây là loài cây có giá trị công nghiệp chứ không có gá trị để ăn quả.
Người dân thôn Soi Hà, xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang còn gọi là bưởi Xuân Vân. Ngày nay, cây được nhân rộng và trồng nhiều ở các xã ven sông Lô Giang như Chiêu Yên, Lực Hành, Phúc Ninh, Thắng Quân, Tứ Quận…
Giống bưởi tôm trắng, ráo cùi, mọng và thơm ngọt, có chút chua dịu. Giá bán dao động 60.000-75.000 đồng mỗi quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Giống bưởi có nguồn gốc từ làng Múc, xã Thái Phiên, huyện Bảo Thắng, Lào Cai. Toàn huyện có khoảng 40ha canh tác, cho sản lượng trên 70 tấn mỗi năm.
Bưởi Múc chủ yếu trồng trên đồi. Để hạn chế sâu bệnh, rệp, bà con nuôi kiến vàng trên cây. Quả bưởi nặng 1,5-2kg, có thể lên đến 3kg, từ tháng 8 dương lịch bắt đầu cho thu hoạch.
Bưởi Diễn xuất xứ từ Làng Diễn, ngày nay thuộc xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Bưởi Diễn là tên gọi chung cho giống bưởi được trồng ở khu vực Cầu Diễn, Đức Diễn, Kiều Mai, xã Phú Diễn và xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Mặc dù bưởi Diễn Hà Nội ngày nay đã được nhân giống và trồng ở nhiều nơi nhưng chỉ những cây trồng trên đất Diễn là cho quả ngon và đẹp nhất. Là một trong 5 loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc, lại có thể để lâu ngày nên giá bưởi Diễn có thể đắt hơn nhiều loại bưởi khác nhưng vẫn được người sành sỏi tìm mua.
Bưởi Bồng Sơn là đặc sản của hai thôn Phụ Đức, Trung Lương thuộc ngoại vi thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Bưởi Bồng Sơn hình dáng kích cỡ to như bưởi Năm Roi. Có loại ruột hồng đậm, có loại hồng nhạt, gọi là bưởi điều (đào). Có loại ruột trắng là bưởi nếp. Nhưng bên trong những con tép hồng tép trắng ấy là vị ngọt mát pha chút chua thanh với tỉ lệ ước chừng "chín cam một chanh". Bưởi Bồng Sơn nhiều nước, không đắng, không the cay. Vào mùa bưởi, từng chùm quả sai trĩu trịt vít cong cành. Người ta phải làm sào chống cho cây khỏi gãy. Mùa thu hái, chủ vườn đem ra các chợ quanh thị trấn và đầu cầu Bồng Sơn bán suốt ngày cho khách đi xe đò.
Là một trong 5 đặc sản của Huế (Bún bò Huế, Kẹo Mè xửng Thiên Hương, Tôm chua Huế, Mắm ruốc Huế và Bưởi Thanh Trà). Bưởi Thanh Trà còn gọi với tên riêng là cây Thanh Trà, là loại quả có nhiều điểm tương đồng với bưởi, nhưng quả nhỏ, da xanh, vỏ mỏng, tép nhỏ, giòn, mọng nước.
Thanh trà Huế vốn nổi tiếng từ lâu đời, và càng khẳng định được giá trị kể từ khi phường Thủy Biều (thành phố Huế) tiên phong trong việc xây dựng thương hiệu "Thanh Trà Huế" trên thị trường.
Từ năm 2010 đến nay, hàng năm Ủy ban nhân dân phường Thủy Biều còn tổ chức "Ngày hội thanh trà" để quảng bá, giới thiệu trái cây đặc sản này đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Du khách đến đây vừa được tham quan, vừa được tận tay chọn hái những quả thanh trà ưng ý, thưởng thức ngay tại vườn hoặc mua về để làm quà.
Trong ẩm thực xứ Huế, thanh trà còn được chế biến ra nhiều món ngon như chè thanh trà, nộm mực khô với thanh trà... Tỉnh Thừa ThiênHuế hiện đã hình thành được trên 1.200ha bưởi thanh trà trên diện tích đất phù sa bãi bồi dọc theo sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu. Trong đó, các địa phương có diện tích trồng bưởi thanh trà lớn bao gồm thị xã Hương Trà 485ha; Phong Điền 260 ha; thị xã Hương Thủy 105ha...
11. Bưởi Soi Hà (Tuyên Quang)
Người dân thôn Soi Hà, xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang còn gọi là bưởi Xuân Vân. Ngày nay, cây được nhân rộng và trồng nhiều ở các xã ven sông Lô Giang như Chiêu Yên, Lực Hành, Phúc Ninh, Thắng Quân, Tứ Quận…
Giống bưởi tôm trắng, ráo cùi, mọng và thơm ngọt, có chút chua dịu. Giá bán dao động 60.000-75.000 đồng mỗi quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
12. Bưởi Múc - Đặc sản Lào Cai
Giống bưởi có nguồn gốc từ làng Múc, xã Thái Phiên, huyện Bảo Thắng, Lào Cai. Toàn huyện có khoảng 40ha canh tác, cho sản lượng trên 70 tấn mỗi năm.
Bưởi Múc chủ yếu trồng trên đồi. Để hạn chế sâu bệnh, rệp, bà con nuôi kiến vàng trên cây. Quả bưởi nặng 1,5-2kg, có thể lên đến 3kg, từ tháng 8 dương lịch bắt đầu cho thu hoạch.
13. Bưởi Diễn
Bưởi Diễn xuất xứ từ Làng Diễn, ngày nay thuộc xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Bưởi Diễn là tên gọi chung cho giống bưởi được trồng ở khu vực Cầu Diễn, Đức Diễn, Kiều Mai, xã Phú Diễn và xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Mặc dù bưởi Diễn Hà Nội ngày nay đã được nhân giống và trồng ở nhiều nơi nhưng chỉ những cây trồng trên đất Diễn là cho quả ngon và đẹp nhất. Là một trong 5 loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc, lại có thể để lâu ngày nên giá bưởi Diễn có thể đắt hơn nhiều loại bưởi khác nhưng vẫn được người sành sỏi tìm mua.
14. Bưởi Bồng Sơn
Bưởi Bồng Sơn là đặc sản của hai thôn Phụ Đức, Trung Lương thuộc ngoại vi thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Bưởi Bồng Sơn hình dáng kích cỡ to như bưởi Năm Roi. Có loại ruột hồng đậm, có loại hồng nhạt, gọi là bưởi điều (đào). Có loại ruột trắng là bưởi nếp. Nhưng bên trong những con tép hồng tép trắng ấy là vị ngọt mát pha chút chua thanh với tỉ lệ ước chừng "chín cam một chanh". Bưởi Bồng Sơn nhiều nước, không đắng, không the cay. Vào mùa bưởi, từng chùm quả sai trĩu trịt vít cong cành. Người ta phải làm sào chống cho cây khỏi gãy. Mùa thu hái, chủ vườn đem ra các chợ quanh thị trấn và đầu cầu Bồng Sơn bán suốt ngày cho khách đi xe đò.
15. Bưởi Thanh Trà
Là một trong 5 đặc sản của Huế (Bún bò Huế, Kẹo Mè xửng Thiên Hương, Tôm chua Huế, Mắm ruốc Huế và Bưởi Thanh Trà). Bưởi Thanh Trà còn gọi với tên riêng là cây Thanh Trà, là loại quả có nhiều điểm tương đồng với bưởi, nhưng quả nhỏ, da xanh, vỏ mỏng, tép nhỏ, giòn, mọng nước.
Thanh trà Huế vốn nổi tiếng từ lâu đời, và càng khẳng định được giá trị kể từ khi phường Thủy Biều (thành phố Huế) tiên phong trong việc xây dựng thương hiệu "Thanh Trà Huế" trên thị trường.
Từ năm 2010 đến nay, hàng năm Ủy ban nhân dân phường Thủy Biều còn tổ chức "Ngày hội thanh trà" để quảng bá, giới thiệu trái cây đặc sản này đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Du khách đến đây vừa được tham quan, vừa được tận tay chọn hái những quả thanh trà ưng ý, thưởng thức ngay tại vườn hoặc mua về để làm quà.
Trong ẩm thực xứ Huế, thanh trà còn được chế biến ra nhiều món ngon như chè thanh trà, nộm mực khô với thanh trà... Tỉnh Thừa ThiênHuế hiện đã hình thành được trên 1.200ha bưởi thanh trà trên diện tích đất phù sa bãi bồi dọc theo sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu. Trong đó, các địa phương có diện tích trồng bưởi thanh trà lớn bao gồm thị xã Hương Trà 485ha; Phong Điền 260 ha; thị xã Hương Thủy 105ha...