Huyện Cần Đước được biết đến là vựa lúa gạo lớn của tỉnh Long An. Vùng đất chợ Đào thuộc xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước là nơi trồng nhiều giống lúa thơm ngon, trong đó nổi bật là giống lúa nàng Thơm. Nhờ những đặc tính thổ nhưỡng riêng biệt với sự giao hòa giữa dòng nước ngọt của sông Rạch Đào (từ sông Vàm Cỏ Đông) và dòng nước mặn của rạch Nha Ràm (từ sông Rạch Cát), vùng đất Chợ Đào thuộc xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An từ hàng trăm năm nay đã chắt chiu trồng nên giống lúa cho hạt gạo có hương vị thơm ngon độc đáo bậc nhất Việt Nam.
Khi đến xã Mỹ Lệ và hỏi về cái tên Nàng thơm Chợ Đào, những bác nông dân cao tuổi kể lại một câu chuyện đầy tính truyền thuyết rằng: Ngày xưa, bên dòng sông Vàm Cỏ có truyền thuyết về cô gái tên Thơm kết duyên cùng một chàng trai ở Cần Đước. Từ khi về làm dâu, cô Thơm nổi tiếng hiếu thảo, vừa đẹp người lại đẹp nết, tính tình dịu dàng, dễ thương khắp vùng ai ai cũng mến mộ. Khi cô Thơm mang thai chờ ngày sinh nở thì lâm trọng bệnh qua đời. “Hồng nhan bạc mệnh” nhưng định mệnh lại không bất công với cô vì khi khoảng 100 ngày sau khi mất, trên mộ cô Thơm mọc lên cây lúa có hạt gạo trắng ngần, phát mùi thơm u ẩn, bên trong hạt gạo ửng hồng. Người dân Cần Đước vốn ngưỡng mộ nàng dâu hiếu thảo nên lấy tên cô đặt cho giống lúa này là lúa Nàng Thơm.
Gạo nàng thơm Chợ Đào thường được gieo cấy vào tháng 7 âm lịch và cho thu hoạch vào tháng 12 âm lịch hàng năm. Xã Mỹ Lệ (huyện Cần Đước, Long An) có khoảng 900ha đất trồng lúa, trong đó có khoảng 500ha trồng lúa Nàng Thơm. Riêng ấp Chợ Đào trồng khoảng 110ha lúa Nàng Thơm, mỗi năm 2 vụ, cho thu hoạch khoảng 1.000 tấn lúa. Hiện nay, Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Mỹ Lệ (huyện Cần Đước, tỉnh Long An) đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấp chứng nhận nhãn hiệu độc quyền gạo Nàng Thơm Chợ Đào từ tháng 10/2005.
Là loại gạo nổi tiếng thơm ngon, gạo Nàng Thơm Chợ Đào được người tiêu dùng biết đến bởi những ưu điểm nổi bật mà không có mấy loại gạo nào sánh bằng. Gạo Nàng Thơm Chợ Đào có hạt dài chừng 6mm, hình dấu ngã, khi đem xát thành gạo thì hạt gạo có một lớp dầu với màu hơi ngà ngà, nếu bốc tay vào gạo, khi giở tay lên thấy nhiều hạt gạo còn bám dính trên tay. Gạo có mùi thơm thoang thoảng, khi chà trắng thấy giữa hạt gạo có ẩn đục nhẹ được người địa phương gọi là hạt lựu. Nếu cho vào túi nilon để dành, sau 4 – 5 tháng gạo vẫn còn thơm. Gạo Nàng Thơm Chợ Đào khi nấu cơm, nước vừa sôi thì mùi hương theo làn hơi nước tỏa lan ngào ngạt, cơm chín tới sẽ có độ bóng mượt như thể có ai trộn dầu vào, vị thơm, dẻo hạt và ăn ngon. Có một câu vè mà nhiều người dân nơi đây truyền tai nhau để ca ngợi đặc sản quê nhà như là niềm tự hào về giống lúa có một không hai của miền sông nước.
Khi đến xã Mỹ Lệ và hỏi về cái tên Nàng thơm Chợ Đào, những bác nông dân cao tuổi kể lại một câu chuyện đầy tính truyền thuyết rằng: Ngày xưa, bên dòng sông Vàm Cỏ có truyền thuyết về cô gái tên Thơm kết duyên cùng một chàng trai ở Cần Đước. Từ khi về làm dâu, cô Thơm nổi tiếng hiếu thảo, vừa đẹp người lại đẹp nết, tính tình dịu dàng, dễ thương khắp vùng ai ai cũng mến mộ. Khi cô Thơm mang thai chờ ngày sinh nở thì lâm trọng bệnh qua đời. “Hồng nhan bạc mệnh” nhưng định mệnh lại không bất công với cô vì khi khoảng 100 ngày sau khi mất, trên mộ cô Thơm mọc lên cây lúa có hạt gạo trắng ngần, phát mùi thơm u ẩn, bên trong hạt gạo ửng hồng. Người dân Cần Đước vốn ngưỡng mộ nàng dâu hiếu thảo nên lấy tên cô đặt cho giống lúa này là lúa Nàng Thơm.
Gạo nàng thơm Chợ Đào thường được gieo cấy vào tháng 7 âm lịch và cho thu hoạch vào tháng 12 âm lịch hàng năm. Xã Mỹ Lệ (huyện Cần Đước, Long An) có khoảng 900ha đất trồng lúa, trong đó có khoảng 500ha trồng lúa Nàng Thơm. Riêng ấp Chợ Đào trồng khoảng 110ha lúa Nàng Thơm, mỗi năm 2 vụ, cho thu hoạch khoảng 1.000 tấn lúa. Hiện nay, Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Mỹ Lệ (huyện Cần Đước, tỉnh Long An) đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấp chứng nhận nhãn hiệu độc quyền gạo Nàng Thơm Chợ Đào từ tháng 10/2005.
Là loại gạo nổi tiếng thơm ngon, gạo Nàng Thơm Chợ Đào được người tiêu dùng biết đến bởi những ưu điểm nổi bật mà không có mấy loại gạo nào sánh bằng. Gạo Nàng Thơm Chợ Đào có hạt dài chừng 6mm, hình dấu ngã, khi đem xát thành gạo thì hạt gạo có một lớp dầu với màu hơi ngà ngà, nếu bốc tay vào gạo, khi giở tay lên thấy nhiều hạt gạo còn bám dính trên tay. Gạo có mùi thơm thoang thoảng, khi chà trắng thấy giữa hạt gạo có ẩn đục nhẹ được người địa phương gọi là hạt lựu. Nếu cho vào túi nilon để dành, sau 4 – 5 tháng gạo vẫn còn thơm. Gạo Nàng Thơm Chợ Đào khi nấu cơm, nước vừa sôi thì mùi hương theo làn hơi nước tỏa lan ngào ngạt, cơm chín tới sẽ có độ bóng mượt như thể có ai trộn dầu vào, vị thơm, dẻo hạt và ăn ngon. Có một câu vè mà nhiều người dân nơi đây truyền tai nhau để ca ngợi đặc sản quê nhà như là niềm tự hào về giống lúa có một không hai của miền sông nước.
"Nàng Thơm Chợ Đào
Có cá kèo kho tiêu
Đúng vị dân dã
Không đâu sánh bằng"