"Siêu" gạo tím hữu cơ Jasberry giúp người nông dân Đông Bắc Thái Lan vượt nghèo và vươn thị trường quốc tế

Gạo Jasberry là loại gạo hữu cơ màu tím không biến đổi gen, giàu chất chống oxy hóa, được trồng bởi nông dân ở vùng Đông Bắc Thái Lan.

Gạo tím Jasberry có giá trị cao nhất về chống oxy hóa so với các loại siêu thực phẩm khác


Việc trồng Jasberry được đề xuất bởi Siam Organic, một doanh nghiệp xã hội được thành lập năm 2011 với nhiệm vụ “thay đổi chất lượng cuộc sống cho nông dân Thái Lan một cách bền vững thông qua các sản phẩm sáng tạo cho thị trường hữu cơ.” Trong vòng chưa đầy sáu năm, Siam Hữu cơ đã giúp từ 20 đến 1026 nông dân thoát nghèo.

Trong số tất cả các loại gạo, Jasberry có hàm lượng anthocyanin, vitamin E và beta-carotene cao nhất. Ngoài ra, loại gạo độc đáo này có chứa chất chống oxy hóa cao hơn gấp 10 lần so với các loại trà xanh khác và cao gấp 2,8 lần quả việt quất. Điều này khiến cho nó trở thành loại gạo có giá trị cao nhất về chống oxy hóa so với các loại siêu thực phẩm khác.

Gạo tím hữu cơ Jasberry


Vào năm 2017, Siam Organic cũng đưa sản phẩm ra mì ống hữu cơ không chứa gluten được làm từ gạo Jasberry và một loạt các siêu thực phẩm như chùm ngây, nghệ, quả Acai và bột trà xanh. Các sản phẩm này đã có mặt tại Mỹ, Châu Âu, Úc và New Zealand trong năm 2017, và người tiêu dùng châu Á có thể mong đợi sản phẩm này sẽ được đưa vào thị trường Châu Á vào năm 2018.

Với việc bán gạo, trà và bột Jasberry, thu nhập hàng ngày của nông dân Thái Lan đã tăng từ 0,40 USD lên 6 USD; trong đó khoảng 30% doanh thu được chuyển đến người nông dân. Peetachai Dejkraisak, Giám đốc điều hành của Siam Organic cho biết: “Phần còn lại dành cho khâu hậu cần và phân phối.”

Gạo hữu cơ Jasberry giàu chất chống oxy hóa


Gạo hiện đang được bán ở Thái Lan và Hoa Kỳ, nơi có nhu cầu cao hơn. Công ty sáng lập của nó, Siam Organic, đang đàm phán để đưa dạo Jasberry vào thị trường Hồng Kông, Singapore và Liên minh châu Âu, nơi “người tiêu dùng hiểu được giá trị sức khỏe tốt hơn”. Kế hoạch dài hạn là cần có các khâu hậu cần và phân phối hiệu quả hơn. Peetachai Dejkraisak nói thêm. “Đông Bắc Thái Lan là khu vực nghèo nhất của cả nước", đồng sáng lập Pornthida Wongphatharakul nói, “Chất lượng đất thấp. Chỉ có một mùa mưa mỗi năm. Nông dân cần tối đa hóa mức thu nhập của họ.”

“Mọi người đều biết có vấn đề với sự nghèo đói của nông dân ở Thái Lan, một số doanh nghiệp tin rằng đối với những vấn đề này, chúng ta cần có các giải pháp bền vững. Đó là dạy cho người nông dân biết nơi họ sẽ bán sản phẩm. Bạn không thể cứ tiếp tục quyên góp mãi được. ”

Dejkraisak và Wongphatharakul làm việc với nông dân để hướng dẫn họ cách giảm chi phí canh tác và tăng sản lượng. Trong khi đó, nông dân sở hữu tất cả các thiết bị (bao gồm các nhà máy) để chế biến gạo, văn phòng năm người của Siam Organics tìm kiếm các đối tác và thiết lập nhu cầu. "Chúng tôi hy vọng sẽ đưa 20.000 nông dân thoát nghèo trong ba năm tới", Dejkraisak nói.

Trong mô hình kinh doanh của công ty, Dejkraisak bổ sung: “Doanh nghiệp xã hội tham gia nông nghiệp là hợp lý bởi đây là nơi mang lại lòng tin. Chúng tôi làm việc đều dưa trên sự tin tưởng lẫn nhau, và phải mất nhiều năm để phát triển lòng tin ấy. Các doanh nghiệp xã hội lại rất mạnh về mặt này. ”

Gần đây, công ty đã đánh bại hơn 80 công ty khởi nghiệp để đứng đầu trong cuộc thi Doanh nhân toàn cầu “Spark the Fire” năm 2016 của Tổng thống Barack Obama tại Thung lũng Silicon. Siam Organic đã hợp tác với KIVA và Oxfam. Từ năm 2015 đến năm 2016, lợi tức đầu tư xã hội (SROI) đã tăng từ 4,3 lên 5,7.

Khi được hỏi liệu phản hồi về Siam Organic có luôn luôn là điều tốt đẹp hay không, Dejkraisak trả lời: “Câu trả lời là một thách thức. Sau 5 năm, chúng tôi cuối cùng cũng đã nhận được sự công nhận cho công việc chúng tôi làm.”

Theo Hanoi Morning Post