Gạo Ngọc đỏ hương dứa (còn gọi là gạo dược liệu) đặc sản Lấp Vò, Đồng Tháp, có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, loại goạ này ngon hơn hẳn gạo huyết rồng vốn nổi tiếng ở Đồng Tháp vì mềm cơm, có vị ngọt. Gây ấn tượng nhất chính là mùi hương lá dứa tự nhiên tỏa ra từ lúc nấu cơm đến khi ăn.
Đây là gạo dược liệu độc quyền của Việt Nam và đang được khách hàng cao cấp đặc biệt ưa chuộng nên các doanh nghiệp cũng sẽ mở rộng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Đây là gạo dược liệu độc quyền của Việt Nam và đang được khách hàng cao cấp đặc biệt ưa chuộng nên các doanh nghiệp cũng sẽ mở rộng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Lấp vò là huyện phía Nam của tỉnh Đồng Tháp, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, được phù sa bồi đắp quanh năm. Đất đai màu mỡ là điều kiện canh tác nông nghiệp tốt nhất, trong đó diện tích canh tác lúa của huyện hằng năm là 15.130 ha. Là huyện nông nghiệp, chủ yếu là cây lúa và hoa màu. Vừa qua HTX Định An đã chọn dòng phân li từ giống lúa LD2012 thành một loại giống rất thơm đó là Giống lúa Ngọc đỏ hương dứa.
Là loại giống được ông Nguyễn Anh Dũng tình cờ phát hiện vào năm 2012 khi theo dõi quá trình phát triển giống lúa LD 2012, khi thu hoạch, tách võ thấy hạt gạo màu đỏ, khi cơm nấu sôi vừa cạn nước thì mùi hương dứa tự nhiên bốc lên thơm cả căn bếp . Vào Vụ Thu đông 2014 ông đã cho tiến hành cấy 1ha giống và sau khi thu hoạch ông đem gạo tặng bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo sở và nhiều bà con, người quen và bạn bè ăn thử. Một số người sau khi ăn gạo nhận xét: gạo Ngọc đỏ hương dứa, dễ nấu, dễ ăn, thơm mùi lá dứa, mềm, dẽo, cơm để nguội không cứng, ngon hơn cả gạo huyết rồng.
Sở NN&PTNT Đồng Tháp và Trường ĐH Cần Thơ phân tích, kết quả là trong 100gam gạo Ngọc đỏ hương dứa có 8,75% protein, 1,85% glucose và 9,84mg chất sắt... Các nhà khoa học cho rằng gạo Ngọc đỏ hương dứa rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người cao tuổi và người bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường...
Theo ông Phạm Văn Dư, phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), bộ đã định hướng cho các địa phương quy hoạch, phát triển các vùng nguyên liệu lúa gạo theo từng phân khúc thị trường.
Bên cạnh việc yêu cầu giảm tối đa diện tích lúa IR50404, đồng thời tăng diện tích lúa thơm và lúa gạo dinh dưỡng.
Lúa dược liệu có năng suất khá cao (5-8 tấn/ha, tùy vụ), giá bán cao nhưng vì loại này mới có gần đây, chưa được sản xuất đại trà, có bao nhiêu doanh nghiệp mua hết bấy nhiêu nên người tiêu dùng chưa có cơ hội mua sử dụng thử.
Trong thời gian tới, ngoài việc sản xuất để xuất khẩu thì doanh nghiệp cần mở rộng diện tích, đưa sản phẩm ra thị trường trong nước nhiều hơn để người tiêu dùng được tiếp cận, đánh giá và lựa chọn.
Thực tế cho thấy một bộ phận người VN có điều kiện kinh tế cũng có nhu cầu ăn gạo cao cấp, gạo dược liệu giàu dinh dưỡng chứ không phải chỉ có người châu Âu.
Là loại giống được ông Nguyễn Anh Dũng tình cờ phát hiện vào năm 2012 khi theo dõi quá trình phát triển giống lúa LD 2012, khi thu hoạch, tách võ thấy hạt gạo màu đỏ, khi cơm nấu sôi vừa cạn nước thì mùi hương dứa tự nhiên bốc lên thơm cả căn bếp . Vào Vụ Thu đông 2014 ông đã cho tiến hành cấy 1ha giống và sau khi thu hoạch ông đem gạo tặng bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo sở và nhiều bà con, người quen và bạn bè ăn thử. Một số người sau khi ăn gạo nhận xét: gạo Ngọc đỏ hương dứa, dễ nấu, dễ ăn, thơm mùi lá dứa, mềm, dẽo, cơm để nguội không cứng, ngon hơn cả gạo huyết rồng.
Sở NN&PTNT Đồng Tháp và Trường ĐH Cần Thơ phân tích, kết quả là trong 100gam gạo Ngọc đỏ hương dứa có 8,75% protein, 1,85% glucose và 9,84mg chất sắt... Các nhà khoa học cho rằng gạo Ngọc đỏ hương dứa rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người cao tuổi và người bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường...
Theo ông Phạm Văn Dư, phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), bộ đã định hướng cho các địa phương quy hoạch, phát triển các vùng nguyên liệu lúa gạo theo từng phân khúc thị trường.
Bên cạnh việc yêu cầu giảm tối đa diện tích lúa IR50404, đồng thời tăng diện tích lúa thơm và lúa gạo dinh dưỡng.
Lúa dược liệu có năng suất khá cao (5-8 tấn/ha, tùy vụ), giá bán cao nhưng vì loại này mới có gần đây, chưa được sản xuất đại trà, có bao nhiêu doanh nghiệp mua hết bấy nhiêu nên người tiêu dùng chưa có cơ hội mua sử dụng thử.
Trong thời gian tới, ngoài việc sản xuất để xuất khẩu thì doanh nghiệp cần mở rộng diện tích, đưa sản phẩm ra thị trường trong nước nhiều hơn để người tiêu dùng được tiếp cận, đánh giá và lựa chọn.
Thực tế cho thấy một bộ phận người VN có điều kiện kinh tế cũng có nhu cầu ăn gạo cao cấp, gạo dược liệu giàu dinh dưỡng chứ không phải chỉ có người châu Âu.