Sự tích hạt lúa

Ngày xửa ngày xưa… có 2 mẹ con sống cùng nhau trong một ngôi nhà nhỏ do người cha mất từ sớm. Vì vậy người mẹ hết sức yêu thương và chiều chuộng con, tần tảo làm việc sớm hôm để nuôi con khôn lớn, chỉ mong con hiếu thảo. Có gì ngon bà đều nhường cho con trai mình. Thế nhưng cậu bé do được nuông chiều nên sinh hư, không có lòng yêu thương mẹ. Đến một ngày, người mẹ lâm bệnh nặng không qua khỏi, bà gọi cậu bé đến và khuyên nhủ rằng ngày mẹ mất sẽ có một hạt nhỏ màu vàng ở chỗ mẹ nằm, con hãy bỏ vào trong 1 chậu đất rồi đổ nước vào và đem vào tiến cung sẽ đổi được rất nhiều vàng bạc. Thế rồi người mẹ qua đời. Sau khi mẹ mất, cậu con trai đã nghe theo lời mẹ dặn, cậu thấy một hạt màu vàng ngay dưới chỗ mẹ nằm bỏ vào một chậu đất, tưới nước rồi đi đến hoàng cung để đổi vàng bạc.

Sự tích hạt lúa: Sức khỏe, dinh dưỡng và sự hy sinh của người mẹ
Sự tích hạt lúa: Sức khỏe, dinh dưỡng và sự hy sinh của người mẹ


Đường từ nhà cậu đến hoàng cung rất xa, phải mất 6-7 tháng mới đến nơi, bao lương thực nước uống cậu chuẩn bị đều dần cạn kiệt. Đang trong lúc mệt mỏi, đói khát lại hết tiền, cậu đã phải đi xin ăn từng bữa và xin ngủ nhờ qua đêm. Sau bao vất vả cậu mới chợt nhận ra được công lao to lớn của người mẹ trong việc nuôi nấng cậu bao lâu nay, vì vậy cậu bé đã rất hối hận vì đã không hiếu thảo, không nghe lời mẹ.

Khi tới hoàng cung, thật kỳ lạ thay trong chậu cây đó đã xuất hiện 1 nhánh cỏ trĩu nặng hạt có màu vàng cùng mùi thơm thoang thoảng, cho lên nấu thì có vị bùi bùi.

Vì quá nhớ thương mẹ, hiểu được công lao trời bể của mẹ nên cậu bé đã quyết định không đem hạt vào cung nữa mà đem về phát cho mọi người trong làng ăn và trồng nữa. Đó chính là sự tích hạt gạo.

Gạo Tẻ – Biến cơm thành thuốc


Gạo tẻ có chứa các thành phần cần thiết cho cơ thể như tinh bột gạo, protein, chất béo, vitamin B1, niacin, vitamin C, canxi, sắt… do đó nó có thể cung cấp dinh dưỡng, calo cần thiết cho cơ thể.

Phần vỏ lụa của hột gạo chứa nhiều sinh tố B1, B2, B3, B5, E và tiền sinh tố A với ảnh hưởng trên toàn bộ chức năng hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, vận động… Bên cạnh đó là các khoáng tố sắt, magne, photphor, kẽm, vôi… cần thiết cho chức năng tư duy và cấu trúc khỏe mạnh của tóc, da, móng tay…

Nhờ tỷ lệ hài hòa giữa ba thành phần sinh tố, khoáng tố và chất xơ mà gạo là món ăn lý tưởng vì vừa cung cấp năng lượng cấp thời nhưng không gây béo phì, vừa cung ứng dưỡng chất nhưng không tăng mỡ trong máu. Ngoài ra, nhờ gạo chứa nhiều chất xơ nên người ăn cơm không bị khó tiêu. Gan và thận nhờ đó bớt mệt sau bữa ăn vì được nghỉ xả hơi thay vì phải làm công việc biến dưỡng cả ngày lẫn đêm như với bánh mì của người Tây phương.

Gạo Đen – Tốt cho thận nhất


Được gọi là một “siêu thực phẩm” có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bình thường gạo có màu đen, nhưng khi nấu chín sẽ chuyển sang màu đỏ tía hoặc tím. Hàm lượng chất xơ và mùi vị của gạo đen cũng giống như gạo nâu.

Gạo đen rất giàu dinh dưỡng, bao gồm protein, chất béo, vitamin nhóm B, canxi, phốt pho, sắt, kẽm… Gạo đen có giá trị dinh dưỡng cao hơn gạo tẻ thường. Nó có thể nâng cao đáng kể hàm lượng hemoglonom và hồng cầu trong máu, giúp bảo vệ hệ thống tim mạch, có lợi cho sự phát triển của xương và trí não trẻ nhỏ, đồng thời có thể thúc đẩy phục hồi sức khỏe cho sản phụ, người mới ốm dậy, cho nên nó là thực phẩm bổ dưỡng rất lý tưởng.

Gạo đen giàu chất chống oxy hóa, giàu vitamin E, giàu chất xơ, giàu chất sắt, giàu axit amin thiết yếu. Gạo đen chứa 18 axit amin, trong đó có 9 axit amin thiết yếu. Axit amin là các nguyên liệu cần thiết cho quá trình tổng hợp protein.

Gạo đen có tác dụng dưỡng âm bổ thận, làm mạnh cơ thể, giúp dễ tiêu hóa, dưỡng sức, là thực phẩm chống lão hóa da. Do gạo đen không dễ nấu, vì vậy, nên ngâm qua đêm rồi mới nấu. Trẻ nhỏ chức năng tiêu hóa kém và người già yếu không nên ăn.

Gạo Nếp – Thải độc tốt nhất


Trong gạo nếp có nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo, carbonhydrate, canxi, phốt pho, sắt, vitamin B2, một lượng lớn tinh bột… Đây là loại gạo dẻo và có giá trị dinh dưỡng cao. Người ta thường dùng để chế biến những món ngon như xôi, chè, bánh… Gạo nếp có vị ngọt, mùi thơm, nhiều nhựa và có tính âm. Có tác dụng làm khỏe tỳ, mạnh phổi, chữa chứng đi phân lỏng, tiểu tiện khó, chứng đổ mồ hôi trộm và giải được một số độc tính.

Gạo nếp còn giúp ấm bụng, có tác dụng tốt với những người bị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều gạo nếp vì nó sẽ khiến nóng trong người, nhất là những người đang bị mụn nhọt, vết thương sưng tấy.

Gạo Nếp Cẩm


Trong những loại nếp thường thấy thì đặc biệt có loại nếp cẩm còn được gọi là “bổ huyết mễ” có chứa hàm lượng protein cao hơn 6,8%, chất béo cao hơn 20% cùng 8 loại a-xit amin và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Do đó, góp phần lớn trong việc bảo vệ và mang đến giá trị sức khỏe cho cơ thể.

Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy, cơm rượu nếp cẩm có thể giúp phòng ngừa bệnh tim, đột quỵ và cao huyết áp. Theo đó, vì trong men nếp cẩm có chứa chất lovastatine và ergosterol có khả năng tái tạo mạch máu, phòng tránh tai biến tim mạch. Chúng cũng không gây ra các phản ứng phụ như dị ứng, mẩn ngứa, buồn nôn… nên rất tốt cho những người phẫu thuật tai biến mạch máu não.

Gạo Lứt – Tốt cho tiêu hóa nhất


Gạo lứt rất bổ nhờ lớp vỏ cám bên ngoài. Trong lớp cám đó có chứa một chất dẫn đặc biệt giúp điều hòa huyết áp, làm giảm lượng cholesterol xấu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Ăn cơm gạo lứt giúp điều hòa ngũ tạng, thông phế quản, tốt cho tiêu hóa, cung cấp can xi giúp xương cứng cáp, cầm được chứng tiêu chảy, giúp trí thần minh mẫn. Ngoài nấu cơm, gạo lứt còn dùng để làm cốm, nấu cháo với đậu đỏ…

Gạo Huyết Rồng (Red Rice) – Nguồn dinh dưỡng cao


Đây là loại gạo có giá trị dinh dưỡng cao thường được dùng làm bột dinh dưỡng cho trẻ em. Thành phần của gạo huyết rồng gồm: chất bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin: B1, B2, B3, B5, B6…các acid như: paraaminobenzoic (PABA), Folic (vitamin M), phytic, các nguyên tố vi lượng như: calci, sắt, magie, selen, glutathione (GSH), kali và natri.

Công dụng của gạo huyết rồng: Ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch, phòng chống một số loại bệnh ung thư như là ung thư vú, giảm lượng cholesterol trong máu, giảm khả năng béo phì, giúp cơ thể no lâu, ngăn ngừa loãng xương, thoái hóa khớp, tốt cho trẻ em vừa chắc xương, vừa chống hen suyễn.

Cách sử dụng gạo huyết rồng

  • Nên ngâm gạo huyết rồng lâu hơn so với gạo thường trước khi nấu để có thể giữ lại được chất dinh dưỡng tối đa khi hạt gạo chuyển sang trạng thái nảy mầm.
  • Có thể ăn kèm cơm gạo huyết rồng với muối vừng (mè), đậu phộng để tăng thêm sự ngon miệng và tốt cho sức khỏe
  • Có thể rang gạo lên cũng rất dễ ăn hoặc xay bột pha với sữa uống chung hay trộn ăn với sữa chua.

Người Việt Nam dù ở bất cứ phương trời nào, hàng ngày, ăn cơm gạo, dù bất cứ loại gạo nào, nhớ lại câu chuyện về hạt lúa trên… thấy thương tấm lòng cao cả của người mẹ. Hãy nhớ đến mẹ trong ngày của mẹ (Mother Day – chủ nhật thứ 2 của tháng 5).